

Discover more from The Thoughtful Marketer
Cách mình đào sâu vào thị trường Mỹ và tâm lý người tiêu dùng Mỹ dù không sống ở đó
Dưới đây là 6 bí kíp của mình.
In case you miss: Từ 27/10, The Thoughtful Marketer newsletter sẽ có các bài viết chuyên sâu hơn và chỉ có các paid subscriber (các độc giả trả phí cho newsletter) mới truy cập hết được các nội dung này. Các paid subscriber cũng có quyền truy cập vào các template và tham gia live video discussion mà mình sẽ giới thiệu trong tương lai. Các subscriber không mua subscription (free subscriber) vẫn sẽ nhận được bài viết của mình, tuy nhiên chỉ 2 lần/tháng.
Nếu muốn truy cập các tài nguyên nâng cao thì bạn có thể mua bản trả phí The Thoughtful Marketer newsletter ngay bây giờ để được giảm 20% phí của năm đầu tiên (chỉ $7/tháng hoặc $84/năm). Từ thứ 6 tới (27/10), phí của newsletter sẽ là $10/tháng hoặc $105/năm nhé. ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY NHA.
Khi vào làm ở Beeketing (nay là OpenCommerce) cuối năm 2018, công việc của mình là Content Manager. Nhiệm vụ đó là tạo English content phục vụ cho hoạt động marketing tới các merchant (người bán, seller) ở Việt Nam và nước ngoài đang bán cho thị trường Mỹ. Content để đăng lên blog, promote trên các kênh liên quan, gửi đến các khách hàng dưới dạng ebook…
Khó khăn không phải là viết. Bởi vì viết chỉ là một bước sau thôi. Cái đi đầu tiên và quan trọng nhất đó là hiểu thị trường Mỹ, hiểu các merchant nhắm tới thị trường này đang cần gì, thiếu gì, cần hỗ trợ gì, có painpoint gì… Hiểu rồi thì sẽ biết cần tạo ra content nào cho phù hợp.
Khi mình vào làm ở Hello Earth Agency vào giữa năm 2021, mình được giao nhiệm vụ phụ trách nhiều account. Vì bọn mình là agency tương đối lớn nên client (khách hàng, các brand) đến từ nhiều nước: Úc, Anh, Mỹ, Nhật… có cả.
Một lần nữa, mình đối mặt với thử thách phải am hiểu thị trường sở tại. Lần này không chỉ dừng lại ở các merchant mà là người tiêu dùng cuối cùng.
Mình có vượt qua được các thử thách này không? Có chứ, bằng chứng là mình đang ở đây và đang sắp chia sẻ lại cho bạn mình đã làm như thế nào, với cương vị là một Digital Marketing Specialist và Growth Strategist tại một brand Úc, và đã có hơn 3 năm viết Content Marketing cho các công ty lớn ở Mỹ và nhiều nước khác.
Nhưng vượt qua có dễ dàng không? Không quá dễ mà không quá khó.
Vì sao các công ty có xu hướng tuyển Marketer đang sống ở nước họ?
Nếu lướt qua các mô tả công việc cho các vị trí Marketer, khuôn mẫu bạn nhận thấy có thể như thế này: hoặc là họ yêu cầu bạn đang sống tại nước sở tại, hoặc bạn phải đã có ít nhất vài năm kinh nghiệm làm việc với các brand ở nước họ, hoặc là bạn phải có hiểu biết về thị trường mà họ đang nhắm tới.
Trước khi mình qua Úc học thạc sĩ Marketing, nhiều người đã ngăn cản bảo mình đừng học. Thậm chí, anh quản lý của mình ở Cốc Cốc cũng bảo mình đừng học vì anh ý bảo chính anh đã học thạc sĩ Marketing ở Úc và phải về nước, vì “ở Úc, dân nhập cư như chúng ta không có cửa đâu, họ chỉ tuyển local thôi.” Mình không nhớ nổi bao nhiêu người đã bảo mình chuyển ngành nếu muốn ở lại làm việc và hy vọng có cơ hội định cư ở Úc.
Kể cả bây giờ chỉ cần vài lượt tìm kiếm là bạn cũng sẽ thấy được rất nhiều post nói về việc học Marketing khó xin việc vì người ta chỉ tuyển local. Trừ khi phải thật xuất chúng, còn không thì xác định là không xin được việc.
Phải thừa nhận là những gì mọi người nói đều đúng. Nếu chúng ta đứng từ phía bản chất của Marketing và cách làm Marketing thì càng thấy rõ sự hợp lý nữa.
Marketing là tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ tới người dùng. Mà để làm được điều này hiệu quả đồng thời mang lại chuyển đổi (conversion) cho doanh nghiệp thì mỗi Marketer phải thấu hiểu khách hàng. Phải biết tâm lý, hành vi tiêu dùng của họ ra sao, rồi nhân khẩu học (demographic), nghề nghiệp, thói quen, văn hoá, đặc trưng vùng miền… Tất cả cái này đều thuộc về bản địa. Cũng vì vậy mà Marketer bản địa có xu hướng hiểu rõ hơn. Người không sống ở nước đó, không nói cùng ngôn ngữ, không có cùng văn hoá… thì sao mà hiểu được phải không?
Đúng là như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể trở thành Marketer cho một công ty nước ngoài và tiếp thị cho thị trường nước ngoài. Thực tế là bạn hoàn toàn có thể làm được.
Mình đã làm được. Mình đã viết content với nhiều chủ đề từ giáo dục cho đến thương mại điện tử và tài chính cho nhiều công ty lớn ở Mỹ, Anh, Singapore, Ukraina… Mình đã tư vấn chiến lược cho nhiều brand nước ngoài khi còn làm ở Hello Earth Agency và hiện tại cũng làm freelance cho một brand ở nước này. Mình đang có một công việc tốt với con đường phát triển tốt ở Bohemian Traders — một brand ở Úc.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ với bạn cách mà mình đã tự học và trau dồi kiển thức hiểu biết về thị trường nước ngoài và hiểu tâm lý người tiêu dùng tại các nước đó — mà không cần phải sống ở đó. Mình sẽ lấy ví dụ về thị trường Mỹ, cũng là thị trường đầu tiên mình dấn thân vào nhé.
1. Kết nối với thật nhiều Marketer Mỹ trên LinkedIn
Cách tiếp cận của mình đó là phải kết nối với càng nhiều (chuyên gia) Marketer Mỹ càng tốt. Bởi vì các Marketer đó đang tiếp thị sản phẩm/dịch vụ ở đất nước này nên họ chắc chắn hiểu rõ thị trường. Cách họ đang làm Marketing cũng sẽ tiết lộ nhiều điều thú vị.
Khi đọc post của họ, mình đặc biệt chú ý tới các bài viết mà họ chia sẻ về cách họ test các creative cho quảng cáo, cách họ dùng từ khi viết copy… Những cái này là “hint" cho bạn biết rằng họ đã có insight về target audience của họ rồi nên họ mới quyết định test. Ghi chú hết những gì có ích cho bạn.
2. Tham gia các group của những người làm ecommerce ở Mỹ
Hồi mới vào làm Beeketing, vì xác định bản thân không hiểu nhiều về người tiêu dùng Mỹ nên mình biết mình phải deep dive vào thị trường này thật nhiều. Mình không thể đếm nổi bao nhiêu giờ mình đã dành để đọc các bài trên group này…
… và group này:
Mình thậm chí còn đăng bài viết để hỏi về những gì mà mình không rõ.
Vì cứ tương tác trong group như vậy nên mình học được nhiều lắm. Các cộng đồng này chính là một trong những “người thầy" đầu tiên của mình. Bài họ chia sẻ, những khó khăn họ gặp phải, thành công họ có được, các insight…. của họ — mình đều góp nhặt lại và lưu lại vào tủ kiến thức của mình.
Càng đi sâu vào chính các merchant — là những người bán sản phẩm vào thị trường Mỹ Mỹ và cũng là những người đã và đang nghiên cứu thị trường này, càng giúp mình rút ngắn được khoảng cách kiến thức của bản thân.
3. Tham gia các Slack channel dành cho người làm ecommerce ở Mỹ
Bên cạnh các hội nhóm trên Facebook, mình cũng tìm ra được nhiều kênh Slack tuyệt vời. Cái này là nhờ follow các chuyên gia ecommerce trên LinkedIn nên mình mới tìm ra đó. Cứ thấy ai đề xuất follow người nào hay kênh nào là thể nào người đó hoặc kênh đó cũng có thêm một follower (là mình!!!!):
Khi mình còn làm ở Hello Earth Agency, kênh này rất sôi nổi. Mình còn tạo một account, phòng khi đặt câu hỏi hay gì gì để tránh bị “nhận ra". Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì kênh khá loãng và không còn hiệu quả như trước.
Chính vì vậy, mình đã chuyển sang một hướng khác, đó là cái số (4) dưới đây.
4. Follow các founder, business owner, marketer trên Twitter
Twitter là một mạng xã hội rất phổ biến ở Mỹ nên hiển nhiên mình không bỏ qua. Mình tìm tài khoản Twitter của các expert mình follow trên LinkedIn rồi từ những người này để kết nối với các ecom expert khác.
Phải nói là Twitter Marketer họ rất rộng rãi trong việc chia sẻ kiến thức. Nào là cách chạy quảng cáo như nào, cách test các yếu tố trên website ra sao, nào là thay đổi trong hành vi tiêu dùng… họ đều share hết. Follow họ trên Twitter, mình cũng cập nhật được tình hình thị trường thương mại điện tử ở Mỹ, ví dụ brand nào đang “lên ngôi", brand nào gặp khó khăn, sản phẩm nào dễ bán nhu cầu nhiều, sản phẩm nào có cạnh tranh lớn…
Những insight này giúp mình có thêm nhiều ý tưởng để tư vấn lại cho khách hàng khi cần thiết.
5. Nghe thật nhiều podcast được tạo bởi các chuyên gia marketing Mỹ
Mình là “big fan" của các podcast về thương mại điện tử. Mình nghe suốt ngày, nghe bất cứ lúc nào mình có thể nghe được. Nghe nhiều đến nỗi lắm khi không đeo tai nghe là cứ thấy “thiếu thiếu". Cũng nhờ thói quen này mà khả năng nghe tiếng Anh của mình lên chóng mặt.
Mình khuyến khích các bạn nghe nhiều podcast liên quan đến lĩnh vực và thị trường mà bạn đang muốn nhảy vào. Các podcast sẽ cho bạn nhiều kiến thức về ngành, nhưng điều quan trọng hơn giúp bạn hiểu được cách tư duy, cách nghĩ của Marketer bản địa đó ra sao. Họ rất khác với bạn đó, họ không có vòng vo tam quốc mà rất chi là thẳng thắn, to the point.
Nghe họ nói nhiều một thời gian cũng làm mình trở nên rõ ràng và rành mạch trong khi trình bày ý tưởng.
6. Nghiên cứu các brand Mỹ và xem thử họ làm marketing như thế nào?
Kỹ thuật này không thể thiếu: nghiên cứu các brand ở Mỹ đang bán cùng loại sản phẩm dịch vụ như bạn. Tìm hiểu thật kỹ họ viết content/copy như thế nào, ngôn từ họ sử dụng có đặc điểm gì, cách họ truyền tải thông điệp ra sao… Họ là người bản địa nên cách họ nói và viết phản ánh văn hoá, ngôn ngữ của target audience bạn đang nhắm tới.
Mình khuyến khích bạn tìm kiếm các brand mà đang thành công thì sẽ cho bạn nhiều insight chất lượng hơn. Để tìm được họ bạn có thể dựa trên một vài tiêu chí như lượng follower và tương tác lớn trên social media, lịch sử hoạt động lâu dài (trên 2 hoặc 3 năm), được xuất hiện trên các báo hay tạp chí. Bạn cũng có thể google theo kiểu “successful ecommerce brands in the US” hoặc “US brand success stories"...
Một tip đơn giản và nhanh hơn nữa đó là vào Shopify > Founder Stories và đọc các câu chuyện thành công của các founder.
Túm lại
Để có cơ hội làm Marketing cho các công ty nước ngoài và/hoặc làm cho công ty mà nhắm tới thị trường nước ngoài, bạn cần phải hiểu thị trường mà công ty đang nhắm tới. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải sống ở nước đó thì mới có sự thấu hiểu thị trường.
Chỉ cần sáng tạo trong cách tiếp cận, dành thời gian đọc thật nhiều, tương tác thật nhiều với thị trường bạn đang nhắm tới là bạn sẽ nhanh chóng có sự hiểu biết về nó mà thôi.
Hy vọng bài viết này có ích cho bạn. ;)
Trong thời gian tới mình sẽ chia sẻ chuyên sâu hơn về các nội dung cụ thể như cách chạy quảng cáo Facebook, Google Ads, cách làm email marketing, xây dựng chiến lược, lập plan… Tuy nhiên các nội dung chuyên sâu này chỉ dành cho paid subscriber mà thôi. Còn các free subscriber sẽ chỉ nhận được 2 bài viết không-chuyên-sâu mỗi tháng.
Nếu hứng thú thì bạn có thể mua bản trả phí The Thoughtful Marketer newsletter trong vòng 30 giờ tới để được giảm 20% phí của năm đầu tiên (chỉ $7/tháng hoặc $84/năm). Từ thứ 6 tới (27/10), phí của newsletter sẽ là $10/tháng hoặc $105/năm nhé. ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY NHA.
Cách mình đào sâu vào thị trường Mỹ và tâm lý người tiêu dùng Mỹ dù không sống ở đó
Hay quá chị! Chị có thể chia sẻ thêm cách chị áp dụng các kiến thức học được ko ạ? Vì e thấy kiến thức rất nhiều nhưng áp dụng được nó vào công việc thì e đang bị tắc ạ