

Discover more from The Thoughtful Marketer
Tech Stack của một ecommerce brand trông như thế nào?
25 platforms và tools mà brand mình đang làm việc (Bohemian Traders) đang sử dụng.
Happy Friday! Tuần này của bạn như thế nào? Còn mình thì có nhiều điều thú vị. "Digital Marketing Confidence" Bootcamp đã qua buổi học thứ 5. Tối qua thay vì học sâu về kiến thức, bọn mình đã có 3 tiếng thảo luận về nghề marketer rất thú vị.
Tuần này cũng là tuần cuối cùng công ty mình làm việc ở văn phòng cũ. Nay chuyển đồ sang văn phòng mới mỏi tay luôn nhưng mà tối về với cốc mocha là mình lại full năng lượng để ngồi viết lách trên newsletter này. Mình hy vọng bạn cũng đã có những trải nghiệm hay ho trong tuần nhé.
Một thương hiệu thương mại điện tử (ecommerce brand) có phát triển mạnh hay không một phần lớn cũng phụ thuộc vào hệ thống công nghệ (phần mềm, tool, nền tảng…) họ đang sử dụng. Hệ thống công nghệ này cần phải được lựa chọn thật kỹ lưỡng để đảm bảo:
Nó tích hợp mượt mà với nền tảng ecommerce đang dùng để điều hành cửa hàng online.
Nó mang lại lợi ích thực tế, chẳng hạn, giúp theo dõi, đo lường hiệu quả bán hàng; giúp theo dõi hành vi khách hàng; giúp triển khai các hoạt động email marketing…
Nó phải có chi phí phù hợp — cái này quan trọng vì nhiều tool bây giờ rất xịn và đắt, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải gắng tìm cách mua được nó. Chọn sai tool rất dễ kéo theo việc lợi ích không thu được như kỳ vọng và tốn kém chi phí.
Vậy thì với một ecommerce brand, tech stack thường trông như thế nào? Hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn hệ thống các ecom platform và tool mà thương hiệu mình đang làm việc (Bohemian Traders) đang sử dụng nhé.
1. BigCommerce
BigCommerce (Enterprise plan) là nền tảng ecommerce bọn mình dùng. Vì có nhiều SKUs và ngành hàng thời trang nên dùng BigCom thuận tiện hơn chút trong so sánh với Shopify và Shopify Plus.
Side note: Brand mình đã và đang tư vấn chiến lược thì dùng Shopify (đây là side hustle của mình). Nói chung Shopify là lựa chọn rất tốt cho các brand mới, small và medium-sized business. Shopify Plus thì thường dành cho brand lớn. Mình rất thích Shopify ở chỗ nó có hệ thống integration tích hợp với các app khác mạnh mẽ, cộng thêm giao diện khá là thân thiện, dễ dùng.
2. Klaviyo
Klaviyo là nền tảng email marketing cho ecommerce lớn nhất hiện nay. Klaviyo cung cấp cho bạn đủ mọi tính năng bạn cần để thu thập email subscribers, xây dựng mối quan hệ khách hàng, retarget website visitors, gửi đi các email có ý nghĩa, tăng doanh thu…
3. Google Analytics
Google Analytics — công cụ theo dõi hiệu quả website và các kênh, bao gồm traffic, users, sale, conversion… Mình kiểm tra GA đều đặn hàng tuần.
4. Google Merchant Centre
Google Merchant Centre là bắt buộc phải có nếu muốn chạy quảng cáo trên Google Shopping.
5. Google Tag Manager
Hiện tại mình dùng Google Tag Manager (GTM) để tạo các tag (thẻ) kết nối website với Google Analytics và các kênh khác. Dùng GTM có lợi là bạn được tạo tag riêng để theo dõi hiệu quả marketing tốt hơn. Dùng tag mặc định hoặc dùng third-party app nhiều khi không được chính xác lắm.
6. Google Search Console
Một tool khác miễn phí của Google giúp bạn theo dõi website của bạn đang hiển thị như thế nào trên các trang kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể theo dõi các từ khoá được tìm kiếm nhiều, top trang, xem thử website có lỗi gì không trên Google Search Console.
7. Meta (Facebook)
Cái này thì dễ hiểu rồi. Bọn mình có trang Facebook fanpage và group. Bọn mình cũng chạy quảng cáo trên nền tảng này.
8. Instagram
Bọn mình làm marketing trên Instagram và dùng Instagram Shop (cái này chưa có sẵn cho Việt Nam). Tận dụng tối đa các tính năng visual của IG như carousel, Reels và Story, vì chúng rất có lợi cho Fashion brand của bọn mình.
9. Pinterest
Bên cạnh IG, bọn mình share các bộ sưu tập, blog, sự kiện lên Pinterest. Bọn mình có lượng follower và monthly đáng kể trên platform này. Hiện tại đã triển khai quảng cáo Pinterest (mình vừa bắt đầu thứ 3 vừa rồi).
10. TikTok
Bọn mình có đăng nội dung lên TikTok nhưng đây không phải là kênh bọn mình tập trung nhiều vì phần lớn target audience của bọn mình dùng Instagram.
11. Rakuten
Rakuten là mạng lưới tiếp thị liên kết (affiliate marketing). Bọn mình dùng Rakuten để triển khai tiếp thị liên kết và kết nối với các publisher tiềm năng. Hiện tại affiliate marketing là một trong những kênh bán hàng khá hiệu quả của bọn mình.
12. KnoCommerce
KnoCommerce là một công nghệ mới ra mắt vào cuối năm 2021, cho phép khảo sát khách hàng sau mua (post-purchase survey). Nền tảng này rất phổ biến với các brand Mỹ.
Bọn mình mới triển khai KnoCommerce gần đây và đã thu được nhiều insight giá trị, chẳng hạn bọn mình biết được khách hàng chủ yếu đến từ đâu, họ mua vì lý do gì, họ có hài lòng với dịch vụ không… Các insight này rất hữu ích để phát triển các chiến lược retention (khuyến khích khách hàng hiện tại tiếp tục mua hàng — chiến lược giữ chân khách hàng).
Mình sử dụng KnoCommerce để làm customer research.
13. Judge.me
Bọn mình dùng Judge.me bản miễn phí để thu thập customer review.
14. Smile.io
Smile.io là nền tảng customer review và custom loyalty (gây dựng lòng trung thành của khách hàng).
15. Global-e
Global-e là giải pháp thanh toán dành cho các brand bán hàng đa quốc gia. Bọn mình vừa triển khai Global-e để tối ưu trải nghiệm mua sắm cho các shopper quốc tế.
16. DataFeedWatch
DataFeedWatch là công cụ tạo product feed để bán hàng trên các kênh như Google Shopping, Facebook, Pinterest, marketplaces…
17. BackOrder
Khi một sản phẩm hết hàng và bọn mình đã đặt sản xuất thêm thì mình sẽ chuyển sản phẩm này vào BackOrder app để khách hàng có thể đặt trước. Lúc này, nút Add to Cart trên store sẽ chuyển thành Pre-order.
18. Keyword Everywhere
Mình dùng Keyword Everywhere để nghiên cứu từ khoá và nghiên cứu đối thủ. Bên cạnh tool này mình cũng dùng Google Keyword Planner.
19. Starshipit
Starshipit là nền tảng shipping và fullfillment lớn nhất ở Australia. Bọn mình đang dùng bên này để xử lý đơn hàng và ship hàng.
20. Hotjar
Hotjar là công cụ tạo biểu đồ nhiệt (heat map), ghi lại hành vi khách hàng trên website (recording) và phân tích hành vi của họ để cải thiện và tối ưu chuyển đổi (conversion rate optimisation).
21. Meta SEO Inspector
Đây là extension (phần mở rộng) của Google Chrome. Mình dùng nó để kiểm tra meta description cho các trang, đồng thời nghiên cứu cách viết meta description của đối thủ.
22. Google Suites
Google Excel, Google Slides, Google Docs là những người bạn hàng ngày của mình. Mình dùng chúng để chia sẻ và tương tác với các đồng nghiệp.
23. Sked Social
Sked Social là công cụ đăng bài và schedule các nội dung trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Pinterest, và TikTok).
24. Adobe Creative Cloud
Adobe Creative Cloud bọn mình dùng bao gồm Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, After Effects, InDesign, and Acrobat. Brand bọn mình là designer fashion nên bộ tool này không thể thiếu rồi.
25. iSync Solutions
iSync Solutions là giải pháp ERP (enterprise resource planning) và PLM (product lifecycle management). Các bạn designer bên mình sẽ thiết kế và đẩy các mẫu mới lên iSync, sau đó nó sẽ tự động đồng bộ sản phẩm vào BigCommerce. Đến đây là mình phụ trách toàn bộ các hoạt động tiếp theo.
Hy vọng là bài viết hôm nay đã giúp bạn hình dung được tech stack của một brand thương mại điện tử. Như điều mình luôn nhấn mạnh, hiểu biết về công nghệ, cách sử dụng các platform/tool, và tối ưu chúng cho các hoạt động marketing là lợi thế của bạn. Nên hãy cố gắng trau dồi sự hiểu biết của bạn càng nhiều càng tốt nhé.
P/S: “Email Marketing Confidence” Bootcamp của mình vẫn đang tìm kiếm các đồng đội để cùng khám phá mảng email marketing. Nếu bạn muốn tham gia thì có thể đăng ký tại đây nhé: Email Marketing Confidence.