

Discover more from The Thoughtful Marketer
Hiểu về các vị trí công việc phổ biến trong ngành Digital Marketing
Xem thử bạn phù hợp với cái nào nhé.
“Chị ơi chị có thể giới thiệu các vị trí công việc trong ngành Digital Marketing không?”, “Chị ơi ở nước ngoài họ thường tuyển các vị trí Digital Marketing nào?”, “Chị ơi em nên apply vào vị trí nào với kinh nghiệm như thế này?”....
Mình nhận được rất rất nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí công việc, job title trong lĩnh vực Digital ở nước ngoài nên hôm nay mình sẽ viết về nó.
Mình hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu rõ hơn về việc mình có thể làm ở vị trí nào, thích mảng nào và nhận ra được cơ hội của chính mình để vươn tới.
Job title liên quan đến Digital Marketing ở nước ngoài lẫn Việt Nam rộng lớn, luôn có chỗ cho chúng ta
Đúng vậy, cơ hội cho những ai có tiếng Anh tốt, có kinh nghiệm về Digital Marketing hoặc đang rèn luyện các kỹ năng Digital của bản thân mỗi ngày nhiều lắm. Mình nói vậy là bởi vì mình thấy chúng.
Mình ở bên Úc đã từng làm ở agency và bây giờ đang làm cho brand, mình biết nhiều bạn Ấn Độ cực kỳ giỏi. Có bạn đồng nghiệp của mình ở Ấn nhưng làm remote cho agency cũ của mình, bây giờ bạn đang làm cho agency khác ở Úc và đồng thời còn làm freelance cho agency ở Mỹ. Bạn thích paid advertising (quảng cáo trả phí) và data nên bạn đầu tư tâm trí vào hai mảng này.
Rồi mình có người bạn khác người Philippines, trước làm trái ngành nhưng yêu thích Digital nên xin vào làm Junior Marketer ở một công ty. Bạn bảo với mình vì là Junior nên bạn phải làm tất cả mọi thứ, kể cả những việc chẳng liên quan gì đến Marketing. Nhưng thời gian đó đã cho bạn những trải nghiệm quý giá. Bạn học hỏi tích luỹ đủ thứ skill từ chăm sóc khách hàng đến nói chuyện đối tác đến xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng, website, đăng bài trên social media… Bạn nói bạn không từ chối việc gì cả.
Chỉ sau 1 năm bạn rời khỏi công ty và apply vào một ecommerce agency. Giờ bạn đã là Ecommerce Marketing Consultant. Bạn không còn là một Junior nữa nhưng là một chuyên viên tư vấn về Digital rất dày dạn kinh nghiệm. Mình cũng có xuất phát điểm khá giống bạn ấy nên trong lần gặp nhau mới đây, bạn ấy bảo với mình là “vì chúng ta sẵn sàng làm những việc không ai làm nên giờ chúng ta trở thành người biết những thứ mà nhiều người không biết.”
Được nghe nhiều câu chuyện bước vào lĩnh vực Digital, xông pha ra môi trường nước ngoài của các bạn từ các nước xung quanh Việt Nam, mình nhận thấy các bạn nước bạn làm được thì người Việt mình cũng làm được. Chúng ta cũng sẵn sàng xông pha, tự tin bước ra thị trường Digital Marketing quốc tế và nỗ lực vươn tới ước mơ chúng ta mong muốn. Hoàn toàn có thể làm được.
Đâu cần cứ phải sống ở nước Mỹ thì mới làm được Marketing cho người Mỹ. Đâu cần cứ phải làm việc ở Úc nhiều, sống ở đó lâu năm rồi thì mới có cơ hội làm việc cho các brand Úc? Bạn chỉ cần biết cách học, biết cách trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân thì dù có là nước nào, bạn cũng có thể được người ta săn đón.
Ngay cả bây giờ ở Việt Nam, các công ty cũng đang săn lùng những tài năng về Digital Marketing. Lướt một hồi trên LinkedIn hay Brands Việt Nam, mình đọc được kha khá các vị trí hết sức thú vị, không kém gì nước ngoài:


Rồi, bây giờ là những job title phổ biến trong mảng Digital Marketing mà mình quan sát được. Lưu ý là mình sẽ tập trung nhiều vào các vị trí liên quan đến implementation (triển khai) chứ không phải Manager hay Senior level (có đề cập chút xíu cuối bài).
Các vị trí triển khai có thể dành cho những người mới vào nghề (entry level). Tuy nhiên, kể cả những người làm kinh nghiệm lâu năm (experienced) vẫn có thể chịu trách nhiệm triển khai. Điểm khác biệt ở entry level và experienced trong trường hợp này đó là người có kinh nghiệm rồi thì họ sẽ thành thục hơn và đi sâu hơn entry level.
Liên quan đến implementation, sẽ có các vị trí đòi hỏi làm việc trên nhiều kênh khác nhau, và cũng có các vị trí dành cho từng kênh cụ thể.
Across channels
Marketing Coordinator: Vị trí này khá là rộng và thường chịu trách nhiệm nhiều mảng khác nhau, không chỉ dừng lại ở digital marketing mà còn cả marketing truyền thống như tổ chức sự kiện. Marketing Coordinator phổ biến ở công ty mà vừa có hoạt động online vừa có offline.
Performance Marketing Specialist: Lên kế hoạch và triển khai các hoạt động marketing tập trung tạo ra hiệu quả (focus on performance).
Digital Marketer: Phổ biến ở các công ty có quy mô nhỏ, tập trung vào digital marketing. Digital Marketer thường là người “làm được đủ thứ" từ viết content đến social, chạy quảng cáo.
Digital Marketing Strategist: Tương tự như Digital Marketer nhưng sẽ tập trung nhiều hơn và việc xây dựng chiến lược, ra quyết định và đo lường hiệu quả.
Ecommerce Digital Strategist: Tương tự như Digital Marketing Strategist nhưng tập trung vào mảng thương mại điện tử.
Conversion Rate Optimization Specialist: Người có chuyên môn về tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi trên website, quảng cáo trả phí và landing page.
Marketing Assistant: Trợ lý về marketing chịu trách nhiệm làm mọi thứ từ việc làm việc với các bên đối tác tới quản trị mạng xã hội.
Growth Strategist: Lên chiến lược về tăng trưởng, thường là người rất data-driven.
Brand Strategist: Lên chiến lược phát triển thương hiệu.
Graphic Designer: Tạo các nội dung hình ảnh, video sáng tạo cho quảng cáo, email, blog post…
Copywriter: Viết copy cho website, email, quảng cáo, blog content, ebook… Các Copywriter có kinh nghiệm còn tham gia vào quá trình lên chiến lược.
SEO Content Writer: Viết nội dung chuẩn SEO (vị trí tương tự: Blog Content Writer).
Conversion Copywriter: Vị trí này chuyên viết copy để bán hàng.
Web Designer: Vị trí này liên quan đến thiết kế website, đôi khi cũng có thể được phân công quản trị website (đặc biệt với các công ty nhỏ).
Channel Specific
Content Writer: Cái này thì rõ rồi, nhiệm vụ chính là viết content.
Content Marketer: Nghiên cứu từ khoá, đối thủ, phân phối content, đo lường, theo dõi hiệu quả, đôi khi có thể kiêm cả viết content.
Content Strategist: Tập trung nhiều hơn vào việc lên chiến lược content marketing.
Social Media Marketer: Quản lý các trang mạng xã hội, xây dựng content, đăng, chia sẻ, quản trị kênh (vị trí tương tự: Social Media Executive).
Social Media Strategist: Tập trung vào nghiên cứu audience, nghiên cứu khách hàng và lên chiến lược.
PPC Specialist: Chạy quảng cáo trả phí trên các kênh như Google Ads hay Bing Ads.
Facebook Ads Specialist: Chạy quảng cáo trả phí trên Facebook và Instagram (giờ gọi chung là Meta).
TikTok Ads Specialist: Chạy quảng cáo trả phí trên TikTok.
SEO Specialist: Chịu trách nhiệm về các khía cạnh liên quan đến technical và non-technical về SEO.
Social Video Producer: Sản xuất nội dung video cho mạng xã hội.
Email Copywriter: Viết copy cho email marketing.
Email Strategist: Lên chiến lược về email marketing.
Email Marketing Specialist: Thường làm đủ thứ về email marketing, từ viết copy đến lên chiến lược, triển khai, theo dõi hiệu quả.
Digital Marketing Analytics
Digital Marketing Analyst: Chuyên về phân tích dữ liệu trên tất cả các kênh từ website đến social media.
eCommerce Data Analyst: Trọng tâm phân tích dữ liệu, vị trí này phổ biển ở các công ty thương mại điện tử.
Advertising Data Analyst: Cũng là phân tích dữ liệu nhưng tập trung vào mảng quảng cáo trả phí.
Paid Search Analyst: Phân tích dữ liệu liên quan đến quảng cáo Google Ads hay Bing Ads.
Các vị trí quản lý (Manager) và cấp cao (Senior)
Phần này mình chỉ nói sơ qua nhé. Nói chung nếu mà dày dạn kinh nghiệm thì bạn có thể mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội cấp cao như:
Các vị trí Manager: Digital Marketing Manager, Demand Generation Manager, Growth Marketing Manager, Marketing Operations Manager, Brand Manager, Ecommerce Marketing Manager, Content Marketing Manager, Social Media Manager, Paid Advertising Manager, Paid Search Manager, SEO Manager.
Các vị trí Senior: Chief Marketing Officer, VP of Marketing, Director of Communications, Director of Brand, Director of Content, Creative Content Director, Director of Growth Marketing, Director of Digital Marketing.
Như bạn có thể thấy Digital Marketing rất rộng và cơ hội dành cho bất cứ ai. Nếu bạn đã có hứng thú với một mảng thì cứ tích cực mài giũa bản thân về nó rồi dựa vào các job title mình đã đưa ra ở trên để tìm vị trí phù hợp với bạn. Cơ hội ở trước mắt rồi, gắng nắm lấy thôi. ;)
Hy vọng chia sẻ nhỏ này có ích cho bạn nhé.
Hiểu về các vị trí công việc phổ biến trong ngành Digital Marketing
Cảm ơn chị Vân Anh về bài viết rất chi tiết ạ 😍