8 bước viết cold email để tìm freelance job và công việc mơ ước
Kinh nghiệm mình đúc kết sau khi đã gửi hơn 1,300 cold email.
Đây là bài viết rất dài kèm template cụ thể nên để có trải nghiệm đọc tốt nhất thì mình khuyến khích bạn đọc trên web nhé.
Nếu các bạn đã học khóa học freelance trực tuyến Get Paid to Write của mình hoặc đã đọc các bài viết mình chia sẻ về cách mà mình có được các công việc trước đây thì có lẽ đều biết mình là big fan của cold email.
Chính kỹ thuật cold email đã giúp mình có được cơ hội làm việc với những công ty B2B lớn ở nước ngoài như Salsify, Hootsuite, Canvas LMS, Instructure, Zoovu… Mình cũng đã sử dụng cold email để có được job offer mà mình mơ ước tại Hello Earth Agency và Bohemian Traders.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn tất tần tật những chiến thuật cold email mà mình đã (và sẽ luôn) áp dụng để có được các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Mình đã từng gửi hơn 1300 cold email rồi nên mình hoàn toàn hiểu “what it takes”, “what should be done”, “the worth” của việc cold email như thế nào. Đọc tiếp bạn sẽ thấy rõ. ;)
Trước tiên hãy cùng lướt qua vài điều cơ bản.
Kỹ thuật cold email là gì?
Cold email nôm na là gửi email tới một người mà bạn chưa hề quen biết.
Bạn gửi email tới Tim Cook, CEO của Apple đó là cold email vì hai người chưa từng có trao đổi gì. Tim cũng chẳng biết bạn là ai, và bạn cũng chỉ biết ông ấy qua Internet.
Bạn gửi email tới một người mà bạn đang follow trên Facebook. Hai người đã từng tương tác qua các comment, bình luận… Khi lần đầu tiên bạn viết email cho họ, đấy không phải là cold email. Vì hai người đã có sự biết nhau ở chừng mực nào đó rồi.
Phân biệt rõ như nào là cold email rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới cách mà bạn cần viết email cho đúng. Hiểu sai bản chất của cold email sẽ dẫn tới nhiều hậu quả ngoài mong muốn như người nhận sẽ email sẽ cảm thấy email bạn gửi cho họ “thô lỗ” (rude), và có khi sẽ trả lời email bạn rất khó nghe.
Trải nghiệm viết cold email tìm freelance gig và full-time job của mình
Vào tháng 10 năm 2019, khi vợ chồng mình sang Úc, mình quyết định theo đuổi nghề freelance để chủ động thời gian cho việc học và kiếm thu thập phụ chồng mình trang trải cuộc sống.
Mình đã đọc rất nhiều về kinh nghiệm làm freelance. Đã thử đủ cách nào là lên Upwork, Facebook pages, tham gia các cộng đồng… nhưng không cách nào hiệu quả. Đến khi phát hiện ra cold email, mình đã quyết định “all in” với nó.
Mình đã lập ra một file excel và gọi nói là “My Dream Company” như dưới đây. Với file này, mình tạo ra các cột tên công ty, tên người chịu trách nhiệm làm content, vị trí làm việc của họ, địa chỉ email và các cột để theo dõi quá trình gửi email cũng như phản hồi.
Trong năm 2020, mình đã gửi đi 901 cold email.
Trong năm 2021, mình đã gửi đi 238 cold email.
Trong năm 2022, mình không gửi cold email do mình tập trung vào phát triển chuyên môn ở Hello Earth Agency.
Đầu năm 2023, mình đã gửi đi 211 cold email. Năm nay mình gửi đi rất ít do mình chủ yếu mục tiêu là gây dựng mối quan hệ và định vị bản thân mình trước họ, chứ không phải tìm freelance job.
Một ví dụ về cold email mình viết:
Và một phản hồi mình nhận được:
Bạn có thể thấy mình gửi email cho Fiona là Head of Marketing tại Loyalty Lion. Nhưng Georgie, Content Marketing Manager lại trả lời mình. Chứng tỏ là Fiona đã forward email của mình cho Georgie đó.
Khi mình bắt đầu tìm full-time job vào cuối tháng 5 năm 2021, mình cũng áp dụng chiến thuật cold email. Sau khi đã apply trên LinkedIn, mình luôn tìm kiếm contact của những người liên quan đến HR hoặc đứng đầu công ty, rồi gửi cho họ tin nhắn kiểu như này:
Bạn thấy đấy, email mình giới thiệu rõ mình là ai, có kinh nghiệm gì, tại sao mình email họ và cụ thể vị trí mình hứng thú. Mình cũng nhấn mạnh mình đã gửi hồ sơ của mình và hy vọng nhận được phản hồi từ họ.
Mình làm như vậy cho mỗi một CV mình gửi đi. Nếu không tìm ra chính xác Recruiter thì mình sẽ gửi cho HR Manager hoặc CEO/Founder.
Kết quả ra sao? Bạn có thể thấy họ trả lời mình. Thậm chí, mình apply buổi tối thì đầu giờ sáng sớm hôm nay vài công ty đã gọi ngay cho mình và bảo rất ấn tượng với hồ sơ của mình cũng như cách mình tiếp cận họ. Vì họ nói chẳng ai làm như mình cả.
Vì sao bạn nên tiếp cận nhà tuyển dụng ngay sau khi nộp CV?
Có 3 lý do:
Thứ nhất, nó cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể thấy từ trải nghiệm của mình.
Thứ hai, nó làm bạn nổi bật. Như mình đã nói ở trên, bạn có thể thấy có công ty còn bảo mình “chẳng ai làm như bạn cả.” Vậy thì khi chủ động, bạn sẽ thực sự làm mình trở nên khác biệt.
Thứ ba, nó thể hiện năng lượng, tính cách, thái độ và sự quan tâm rõ rệt của bạn đối với vị trí họ đang tuyển dụng. Bạn có thực sự hứng thú thì bạn mới sẵn sàng dành thêm thời gian để gửi cho họ một email.
Lắm khi kinh nghiệm, chuyên môn của bạn có thể chưa đạt tới yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng thái độ và sự siêu chủ động của bạn có thể bù đắp và chinh phục họ.
Rồi bây giờ quay trở lại với việc viết cold email.
Cold email rất có lợi khi tìm job ở Việt Nam lẫn nước ngoài
Mình khẳng định như vậy, ít nhất là từ kinh nghiệm của mình và cả của những người bạn nước ngoài trong network của mình. Mình đã đọc được rất nhiều chia sẻ của các bạn về việc dùng cold email đã có lợi cho họ như thế nào. Vậy nên chẳng có lý do gì chúng ta không thử.
Thực tế, nhiều người trong chúng ta ít nhất một lần trong đời đều đã, sẽ, phải và muốn “cold email” tới một ai đó. Chẳng hạn, nếu bạn đang làm việc trong mảng B2B sales hay marketing, bạn cũng phải cold email. Bạn hâm mộ một người và muốn nhận lời khuyên từ người đó, bạn “cold email” tới họ. Bạn “cold email” tới văn phòng của bên đối tác cần giúp đỡ… Hiểu rõ cách viết cold email sẽ rất hữu ích.
Đối với cơ hội nghề nghiệp, cold email sẽ giúp bạn:
Tìm được những cơ hội freelance hoặc full-time tốt ngoài mong đợi. Bằng chứng là mình, chẳng bao giờ nghĩ mình có thể viết bài cho big corp như Canvas LMS, thế mà mình đã viết được cho họ rồi đó. Gần đây nhất họ đã thuê mình viết 4 ebook dựa trên global ebook của họ với chi phí 11,000 USD.
Có thể chưa có job ngay nhưng cold email đầu tiên bạn gửi đi và phản hồi tiềm năng bạn nhận được là tín hiệu tốt cho các cơ hội tương lai. Một email gửi đi là một mối quan hệ đang được đặt nền để chớm nở.
Rèn luyện được kỹ năng viết sao cho thuyết phục, kỹ năng tiếp cận người khác, kỹ năng “bán” bản thân, kỹ năng chắt lọc thông tin… Cold email đầu tiên mình viết dở tệ, nhưng luyện qua hơn 1300 cái thì mình giờ đã khác xưa rồi (tự tin nói vậy luôn ;).
Tiếp cận với các công ty nước ngoài và học hỏi từ họ. Đúng vậy, bạn sẽ học hỏi được không ít thứ từ email mà họ trả lời bạn. Ví dụ, ngôn ngữ họ dùng, cái họ cần, cái họ muốn nhìn thấy từ bạn… để rút kinh nghiệm cho các cold email sau và cải thiện bản thân nữa.
Nếu bạn đang muốn tìm cơ hội làm remote, làm việc cho các công ty nước ngoài, làm freelancer… hay kể cả tìm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn ở Việt Nam thì hãy thử cold email.
Cá nhân mình không thích cách tìm job truyền thống là gửi CV rồi chờ người ta gọi phỏng vấn… Hàng triệu người đều làm như thế, bạn cũng theo họ thì phần trăm để bạn được để mắt đến có thể là zero. Nhưng chỉ cần bạn sáng tạo trong cách tiếp cận thì dù không phải là ứng viên sáng giá nhất nhưng người ta cũng phải “để ý” đến bạn đó.
Nói nhiều về lợi ích quá, bây giờ mình sẽ đi vào chi tiết cách viết cold email hiệu quả nha.
Cách viết cold email tìm job hiệu quả
Dưới đây là kinh nghiệm mà mình đã đúc kết sau khi gửi đi hơn 1,300 cold email:
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to The Thoughtful Marketer to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.